Thông tin chi tiết
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là quá trình phân tích, đánh giá, ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước (nguồn tiếp nhận). Từ đó, có thể đề ra các phương pháp quản lý, giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt quy chuẩn của bộ Tài nguyên Môi trường.
Các trường hợp cần xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Các cơ sở có hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng 10m3/ngày đêm.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho cho báo cáo xả thải đối với những cơ sở xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng 5.000m3/ngày đêm trở lên.
– Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương phê duyệt cho cho báo cáo xả thải đối với những cơ sở xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nhỏ hơn 5.000m3/ngày đêm.
– Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không quá 10 năm, nếu xin gia hạn thêm thì thời gian gia hạn không quá 5 năm. Tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép xả thải vào nguồn tiếp nhận cũ phải còn hiệu lực ít nhất 3 tháng.
Các căn cứ pháp luật quy định việc xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2012.
– Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Tài nguyên nước.
– Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
– Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Quy trình lập giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
-Bước 1: Khảo sát thực địa về công trình, thu thập dữ liệu cần thiết cho việc lập đề án/báo cáo.
Bước 2: Tiến hành đo đạc, lấy mẫu, xác vị trí các điểm (trước và sau hệ thống xử lý nước thải, nước mặt xả vào sông, vào suối của nguồn thải)
Bước 3: Phân tích, đánh giá, nghiên cứu tính chất nguồn nước tại cơ sở.
Bước 4: Mô tả hệ thống công trình xử lý xả nước thải vào nguồn nước.
Bước 5: Phân tích, đánh giá tác động của hiện trạng xả nước và đề xuất các phương pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm nguồn tiếp nhận do xả nước thải.
Bước 6: Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.
Bước 7: Tổng hợp số liệu, hoàn thành báo cáo, đề án.
Bước 8: Nộp hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước theo quy định.
Hồ sơ cần thiết đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép;
2. Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;
3. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
4. Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải (Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư).
Đối với những trường hợp xin cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận phải có bản gốc giấy phép xả nước thải đã đăng ký trước đó.
Cơ quan tiếp nhận giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
– Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
– Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp./.