Xanthan gum Hợp chất làm đặc
150,000₫ 120,000₫
- Thông tin chi tiết
Thông tin chi tiết
Xanthan Gum – Hợp chất làm đặc có nguồn gốc tự nhiên
Xanthan Gum là một polysaccharide tự nhiên được hình thành từ men của đường (glucose hoặc sucrose) do vi khuẩn Xanthomonas campestris đảm nhiệm. Xanthan Gum được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghệ thực phẩm và mỹ phẩm bởi tính tạo đặc, tăng cường kết cấu và ổn định nhũ tương.
Tìm hiểu chung
Xanthan Gum là gì?
Xanthan Gum còn được biết đến là Bacterial Polysaccharide hay Gomme Xanthane – một polysaccharide tự nhiên được tạo ra trong quá trình lên men đường glucose hoặc sucrose do vi khuẩn Xanthomonas campestris đảm nhận, có công thức hóa học là C35H49O29. Với những ưu điểm là chất làm đặc, Xanthan Gum được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp thực phẩm hay mỹ phẩm.
Công thức hóa học của Xanthan Gum
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, Xanthan Gum được coi như một chất phụ gia tạo đặc và chất tạo nhũ hóa. Với tỷ lệ thành phần khuyến nghị chỉ trong khoảng 0,05 – 0,1%, Xanthan Gum là thành phần nguy hiểm thấp và được phân loại là “không có khả năng gây độc hại” cho người dùng. Ưu điểm lớn nhất của Xanthan Gum là giữ ẩm tốt, bảo quản các hạt, thành phần trái cây ở trạng thái huyền phù và kéo dài thời gian bảo quản của thực phẩm được lâu hơn.
Đặc biệt, Xanthan Gum còn là một hợp chất dạng đường được tạo ra bằng cách trộn các loại sữa đã lên men với một loại vi khuẩn nhất định. Xanthan Gum được sử dụng để điều trị giảm lượng đường trong máu và cholesterol toàn phần ở người bị tiểu đường, thuốc nhuận tràng và là chất thay thế nước bọt ở người bị khô miệng.
Ngoài ra, Xanthan Gum là thành phần không còn quá xa lạ trong mỹ phẩm của phái đẹp. Theo The Cosmetics Database, với tỷ lệ sử dụng khuyến nghị là 0,1-2%, Xanthan Gum là một chất làm đặc nguồn tự nhiên tuyệt vời cho các loại kem dưỡng da, kem đánh răng, xà phòng, sữa tắm. Đặc biệt Xanthan Gum có tác dụng giảm xơ và độ nhớt cao trong dầu gội.
Xanthan Gum là thành phần trong kem đánh răng
Điều chế sản xuất Xanthan Gum
Thông thường Xanthan Gum đại trà được sản xuất bằng công nghệ sinh học từ một chuỗi các mắc xích monosaccharite với phân tử khối là 933 đvC. Xanthan Gum luôn tồn tại dạng bột mịn màu trắng kem, không mùi, không vị, và được điều chế từ quá trình lên men đường bắp với vi khuẩn (xanthomonas campestris). Cuối cùng, chúng được đem đi sấy khô và xay thành bột trắng mịn, hoặc bằng cách trộn các loại sữa đã lên men với một loại vi khuẩn nhất định.
Xanthan Gum dạng bột mịn màu trắng kem, không mùi, không vị
Cơ chế hoạt động của Xanthan Gum
Như đã nói ở trên, Xanthan Gum là chất làm đặc, làm dày và ổn định, tạo độ nhớt, do đó khi Xanthan Gum được ngậm nước đầy đủ, bạn có thể phá vỡ cấu trúc của chung bằng cách đun nóng để thêm các các thành phần khác.
Công dụng
Làm nước sốt: Xanthan Gum thường có mặt trong các sản phẩm nước sốt salad, nước sốt thịt và rau quả, sản phẩm sữa,… bởi khả năng ổn định vị, liên kết giúp phân tán gia vị và giúp các thành phần trộn gắn kết vào nhau một cách hiệu quả.
Làm bánh: Xanthan Gum được dùng như chất làm đặc, dẻo (giống gelatine), và là chất ổn định thành phần trong các công thức làm bánh bởi nó có tính giữ nước nên giúp ngăn chặn sự vón cục trong lúc nhào bột bánh.
Giữ ẩm cho mỹ phẩm: Xanthan Gum trộn với bùn hoặc khoáng sét sẽ tạo nên trạng thái gel cho sản phẩm và đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm các sản phẩm mỹ phẩm.
Giảm xơ rối cho tóc: Xanthan Gum một chất làm đặc nguồn tự nhiên tuyệt vời, do đó có tác dụng giảm xơ và độ nhớt cao trong các sản phẩm chăm sóc tóc
Thành phần trong thuốc: Xanthan Gum góp mặt trong thành phần của thuốc nhuận tràng, là chất hỗ trợ điều trị hội chứng Sjogren và giúp giảm lượng đường trong máu và cholesterol toàn phần ở người bị bệnh tiểu đường.
Liều dùng & cách dùng
Xanthan Gum là chất làm đặc, làm dày ổn định và tạo độ nhớt, được sử dụng khá phổ biến trong nền công nghiệp thực phẩm và trong sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên, khi sử dụng Xanthan Gum trong sản xuất thực phẩm cần chú ý liều lượng phù hợp.
Tỷ lệ khuyến nghị khi sử dụng Xanthan Gum là tối đa là 0,5% trọng lượng của thành phẩm, công thức dùng là từ 2 – 5 gram cho một kilogram hỗn hợp. Trong mỹ phẩm, tỷ lệ khuyến nghị là 0,1-2%.
Xanthan Gum xuất hiện trong các công thức làm bánh
Ứng dụng
Trong Y học và Dược phẩm
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Điều trị tình trạng khô miệng;
Hỗ trợ điều trị các tình trạng sâu răng
Điều trị viêm xương khớp;
Ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Trong công nghiệp mỹ phẩm
Là nhũ tương dầu trong nước để giúp ổn định các giọt dầu và chống lại sự kết dính;
Tăng đáng kể độ nhớt của chất lỏng;
Tạo ra kết cấu mong muốn trong nhiều loại kem như kem đánh răng, kem dưỡng da
Sử dụng để chuẩn bị gel nước và thường kết hợp với đất sét bentonit.
Lưu ý
Lưu ý khi sử dụng Xanthan Gum:
- Trong thực phẩm, Xanthan Gum có thể gây ra một số khó chịu về tiêu hóa như tác dụng nhuận tràng, đầy hơi. Vì vậy, bạn tuyệt đối không sử dụng Xanthan Gum khi cơ thể phải gặp các tình trạng dị ứng với thành phần trên bao bì.
- Xanthan Gum ở dạng bột cần được sử dụng cẩn thận, tuyệt đối không nên để Xanthan Gum tiếp xúc trực tiếp với mũi và đường hô hấp vì khi tiếp xúc với lượng lớn bột Xanthan Gum sẽ ảnh hưởng lên mũi và cổ họng.
- Xanthan Gum có cấu trúc đặc biệt giống như protein nên có thể hoàn toàn gây ra các chuỗi phản ứng miễn dịch. Những đối tượng có biểu hiện kích ứng với Xanthan Gum, không nên sử dụng những mỹ phẩm có chứa Xanthan Gum.
- Khi sử dụng mỹ phẩm có chứa Xanthan Gum, bạn hãy lưu ý đến tỉ lệ % xuất hiện trên bao bì sản phẩm. Đặc biệt, khi lạm dụng mỹ phẩm có chứa Xanthan Gum vượt mức an toàn sẽ xuất hiện triệu chứng nguy hiểm và gây những tác động không hề nhỏ đến tình trạng sức khỏe.
- Xanthan Gum cần được bảo quản nơi ở nhiệt độ mát, tránh xa ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.