Men vi sinh cho thuỷ sản
- Thông tin chi tiết
Thông tin chi tiết
Men vi sinh sử dụng trong nuôi tôm và Thủy Sản
Men vi sinh trong nuôi thủy sản là việc làm vô cùng có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường, tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho đàn vật nuôi. Đây được xem là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất, từ đó, góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.
Men vi sinh (probiotics) là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột. Những thành “vi khuẩn thân thiện” hay “vi khuẩn có lợi” khi được bổ sung vào chế độ ăn sẽ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa để vật nuôi có được sức khỏe và sức đề kháng tốt nhất.
Hai thành phần chính của men vi sinh cho tôm là vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng gồm các loài như Bacillus sp., Nitrosomonas, Nitrobacter… Chất dinh dưỡng là các loại như đường, muối canxi, muối magiê…
Về hình thức, men vi sinh có 02 dạng, dạng nước và dạng bột (hay dạng viên). Bình thường, dạng bột có mật độ vi khuẩn có lợi cao hơn so với dạng nước. Về chủng loại, men vi sinh có 02 loại, loại dùng để xử lý môi trường (loài vi khuẩn chính là Bacillus sp.) và loại trộn vào thức ăn (loài vi khuẩn chính là Lactobacillus).
Lợi ích của men vi sinh trong nuôi tôm
Việc bổ sung men vi sinh thủy sản là vô cùng cần thiết cho những người đang chăn nuôi tôm, cá. Bên cạnh việc đảm bảo nguồn thức ăn, nước ao chuồng thoáng sạch thì chủ hộ cần phải bổ sung men vi sinh để vật nuôi được tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất.
Các lợi ích mang lại khi sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi thủy sản cụ thể gồm:
+ Làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm, cá.
+ Nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng của tôm, cá.
+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi thuỷ sản gây nên.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
Men vi sinh thủy sản khi bổ sung cho vật nuôi đạt được các lợi ích trên là do hoạt động tích cực của vi khuẩn qua một hay nhiều cơ chế tác động như:
– Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể với các loài vi khuẩn có hại khác và tảo độc.
– Chuyển hoá các chất hữu cơ như thức ăn dư, xác tảo, cặn bã thành CO2 và nước; chuyển các khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc như NH4+, NO3-.
– Hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột và giúp chuyển hoá hiệu quả thức ăn.
– Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh.
Trong chăn nuôi thủy sản khi môi trường ao nuôi có dấu hiệu hay đang suy giảm chất lượng như hàm lượng khí độc cao (NH3, H2S, NO2…), nước nhiều cặn bã, nước phát sáng thì bà con nên sử dụng ngay men vi sinh với hàm lượng phù hợp để ngăn chặn ngay những mầm bệnh sẽ gây ra cho vật nuôi.