• Thông tin chi tiết

Thông tin chi tiết

Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ sau thu hoạch trên đồng ruộng tại tỉnh Bình Định

Cơ quan chủ trì

Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Sungroup

Chủ nhiệm

KS Đặng Như Trung

Cán bộ tham gia

Đặng Thị Hằng, Đặng Như Trung, Huỳnh Thi Nga, Trần Thị Mỹ Châu, Dương Ngọc Lâm

Mục tiêu

  1.             Mục tiêu chung

Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ ENZYME KING  trên đồng ruộng tạo ra nguồn phân bón hữu cơ sinh học có chất lượng nhằm tái sử dụng phế phụ phẩm trong trồng trọt, bổ sung phân hữu co tại chỗ, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn tại Thế Thạnh, Ân Thạnh, Hoài Ân, Bình Định

  1. Mục tiêu cụ thể

– Tiếp nhận, hoàn thiện và làm chủ được quy trình công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật đảm bảo chất lượng.

– Sản xuất 02 dạng chế phẩm ( lỏng và bột ) áp dụng để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng.

– Xây dựng 02 mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng (mô hình xử lý nhanh rơm rạ và mô hình sử dụng ủ rơm rạ làm phân bón).

– Đào tạo chuyển giao công nghệ sản xuất cho cơ sở và nông dân sử dụng chế phẩm.

Kết quả thực hiện

  1.             Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng và xử lý rơm rạ sau thu hoạch ở Tỉnh Bình Định

– Khảo sát, đánh giá tiềm năng sinh khối của rơm rạ ở các huyện điều tra chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

STT Diện tích lúa (ha) Tiềm năng sinh khối (tấn)
Cả năm Vụ xuân Vụ mùa Cả năm Vụ xuân Vụ mùa
1 Hoài Ân 7.173 4.391 4.082 81.203 47.301 43.902
2 Phù Mỹ 7.470 4.303 4.167 81.170 39.333 39.837
3 Hoài Nhơn 8.131 5.012 4.119 80.441 54.132 44.309
4 Tuy Phước 8.460 5.378 4.082 92.060 58.158 43.902

Bảng 1. Tiềm năng sinh khối của rơm rạ trong các huyện điều tra

Qua bảng điều tra, ta thấy huyện Tuy Phước có diện tích trồng lúa vụ mùa cao hơn vụ xuân. Ba huyện còn lại của Hoài Ân, Phù Mỹ, Hoài Nhơn đều có diện tích lúa trong vụ xuân cao hơn vụ mùa. Trong bốn huyện điều tra cho thấy lượng sinh khối rơm rạ ở huyện Cẩm Khê là cao nhất.

– Điều tra tình hình sử dụng phế phẩm sau trồng lúa của nông dân ở các huyện tại tỉnh Phú Thọ thu được kết quả như sau:

STT Huyện Tình hình sử dụng rơm rạ (%)
Chất đốt Đốt Ủ phân Mục đích khác
2 Hoài Ân 10 80 5 5
2 Phù Mỹ 5 80 10 5
3 Hoài Nhơn 5 85 5 5
4 Tuy Phước 10 80 5 5

Ngoài ra , qua điều tra ta thấy tình trạng đốt rơm rạ diễn râ phổ biến sau mùa gặt gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khoẻ người dân nên chính vì vậy cần có phương án xử lý rơm rạ phù hợp sau khi thu hoạch tận dụng được lượng phân bón hữu cơ và không gây bệnh cho cây lúa.

  1. Đầu tư xây dựng mặt bằng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ

– Đầu tư xây dựng nhà xưởng:

+ Chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực.

+ Xây dựng nhà xưởng với diện tích là 100 m2.

– Tăng cường trang thiết bị trên cơ sở hiện có của công ty, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật cho phù hợp với quy mô sản xuất công nghiệp.

– Tăng cường năng lực cán bộ sản xuất.

– Chuyển giao 3 quy trình công nghệ:

+ Chuyển giao các quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ trên đồng ruộng.

+ Chuyển giao quy trình sử dụng chế phẩm VSV xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ sinh học.

+ Chuyển giao quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng.

  1. Tổ chức sản xuất thử nghiệm các chế phẩm và xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Trong thời gian thực hiện dự án từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2015 công ty đã tiến hành sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ và tổ chức 8 đợt sản xuất với số lượng 6.000 lít chế phẩm dạng lỏng là 1.000kg chế phẩm dạng bột.

Các sản phẩm được sản xuất phục vụ xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm ENZYME KING  trong xử lý rơm rạ. Mô hình được xây dựng trên các ruộng lúa giống TH3-5 S=1ha với số hộ tham gia mô hình đạt 15 hộ, các hộ nông dân cơ bản thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, bón phân đủ lượng, bón đúng lúc, đúng cách. Phế thải rơm rạ vụ trước được sử dụng tại ruộng.