Axit Nitric-HNO3 68%
Công thức hóa học : HNO3
Tên hóa học : Axit Nitric, Nitric Acid
Xuất xứ: Hàn Quốc, Việt Nam
Qui cách : 35kg/can
Thông tin liên hệ :
Địa chỉ: Lầu 20 Tòa nhà A&B, Số 76A Lê Lai, P.Bến Thành, Quận 1
Nhà máy: số 24/18 Đường TX 52, KP4, P.Thạnh Xuân, Quận 12
Điện thoại: (028) 028 .6685 1177 – 0914 918 599
Email: hangmt1809@gmail.com
- Thông tin chi tiết
Thông tin chi tiết
Axit Nitric
Tính chất vật lý: tinh khiết không màu sắc còn nếu để lâu sẽ có màu hơi vàng do sự tích tụ của các ôxít nitơ. Nếu một dung dịch có hơn 86% HNO3, nó được gọi là axít nitric bốc khói. Axít nitric bốc khói có đặc trưng nitric acid bốc khói trắng và nitric acid bốc khói đỏ, tùy thuộc vào số lượng điôxít nitơ hiện diện.
HNO3 khan tinh khiết (100%) là một chất lỏng với tỷ trọng khoảng 1522 kg/m3 đông đặc ở nhiệt độ -42 °C tạo thành các tinh thể trắng, sôi ở nhiệt độ 83°C.
điều này có nghĩa axit nitric khan nên được cất chứa ở nhiệt độ dưới 0 °C để tránh bị phân hủy. Chất nitơ điôxít (NO2) vẫn hòa tan trong Axit HNO3 tạo cho nó có màu vàng, hoặc đỏ ở nhiệt độ cao hơn. Trong khi axít tinh khiết có xu hướng bốc khói trắng khi để ra không khí, axít với điôxít nitơ bốc khói hơi có màu nâu hơi đỏ cho nên mới có tên axít bốc khói trắng và axít bốc khói đỏ như nêu trên.
Axit nitric có thể pha trộn với nước với bất kỳ tỷ lệ nào và khi chưng cất tạo ra một azeotrope một nồng độ 68% HNO3 và có nhiệt độ sôi ở 120,5 °C tại áp suất 1 atm. Có hai chất hydratđược biết đến; monohydrat (HNO3·H2O) và trihydrat (HNO3·3H2O).
Ôxít nitơ (NOx) tan được trong axit nitric và đặc điểm này ảnh hưởng ít nhiều đến tất cả các đặc trưng lý tính phụ
thuộcvào nồng độ của các ôxít này, chủ yếu bao gồm áp suất hơi trên chất lỏng và nhiệt độ sôi cũng như màu sắc được đề
cập ở trên. Axit nitric bị phân hủy khi có nhiệt độ cao hoặc ánh sáng với nồng độ tăng lên mà điều này có thể làm tăng lên
sự biến đổi tương đối áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng do các ôxít nitơ tạo ra một phần hoặc toàn bộ trong axít.
Tính chất hóa học:
Là một axít điển hình, axit nitric phản ứng với chất kiềm, ôxít bazơ và cacbonat để tạo thành các muối, trong số đó quan trọng nhất là muối amoni nitrat. Do tính chất ôxi hóa của nó, axit nitric không (ngoại trừ một số ngoại lệ) giải phóng hiđrô khi phản ứng với kim loại và tạo ra các muối thường có trạng thái ôxi hóa cao hơn. Vì lý do này, tình trạng ăn mòn nặng có thể xảy ra và cần phải bảo vệ thích hợp bằng cách sử dụng các kim loại hoặc hợp kim chống ăn mòn khi chứa axít này.