chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ( tại ruộng)

chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ( tại ruộng)

  • Thông tin chi tiết

Thông tin chi tiết

Xử lý rơm rạ thành phân bón tại ruộng  ENZYME KING

Hiện tại, xử lý rơm rạ để tạo ra phân bón tự nhiên đã trở thành một giải pháp quan trọng trong việc quản lý và tận dụng tối đa tài nguyên nông nghiệp. Một phần lớn rơm rạ sau thu hoạch cây trồng như lúa gạo, lúa mì và nhiều loại cây trồng khác vẫn bị đốt hoặc bị bỏ hoang trên cánh đồng. Điều này dẫn đến lãng phí và gây hại cho môi trường.

 

Đốt rơm rạ gây ra ô nhiễm không khí bởi khí thải có hại như CO (carbon monoxide), SO2 (sulfur dioxide), NO2 (nitrogen dioxide), và các hạt bụi độc hại. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Việc đốt rơm rạ cũng tạo ra khói và bụi mịn, gây che khuất tầm nhìn và ảnh hưởng đến giao thông.

Một giải pháp thường được áp dụng là sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ ENZYME KING

. Chế phẩm vi sinh ENZYME KING này giúp phân hủy nhanh chóng rơm rạ thành phân bón hữu cơ. Chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ENZYME KING  thường được rắc hoặc phun trực tiếp lên ruộng sau thu hoạch. Sau đó, rơm rạ được chôn vào đất. Chế phẩm vi sinh giúp cân bằng độ pH đất, tăng cường hệ vi sinh vật trong đất, và ngăn chặn sự phát triển của các nấm gây bệnh.

Lợi ích của việc xử lý rơm rạ để tạo phân bón: Giảm ô nhiễm môi trường bởi việc không đốt rơm rạ và không tạo ra khí thải độc hại; Tạo ra phân bón tự nhiên và bền vững cho cây trồng, cải thiện chất lượng đất; Tăng năng suất cây trồng và giảm cần sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học; Tiết kiệm chi phí và tạo lợi nhuận cho nông dân.

Như vậy, việc xử lý rơm rạ để tạo phân bón tự nhiên là một giải pháp quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tăng năng suất nông nghiệp. Nó giúp giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng đất, và tạo lợi ích kinh tế cho nông dân và cộng đồng nông thôn. Chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ tại ruộng giúp gia tăng dinh dưỡng cho cây trồng, tăng năng suất lúa, hạn chế tình trạng đốt gây ô nhiễm môi trường.

Việt Nam hiện sản xuất khoảng 40 – 44 triệu tấn lúa gạo hàng năm với lượng rơm rạ khoảng 40 – 44 triệu tấn. Một phần rất nhỏ rơm rạ được thu gom tái sử dụng cho mục đích chăn nuôi và các mục đích khác. Còn hầu như rơm rạ được bà con nông dân đốt vệ sinh đồng ruộng hoặc để thối rữa tự nhiên trong quá trình sản xuất lúa nước.

Theo bà con nông dân khu vực Bình Định, Long An, Vĩnh Phúc, Đồng Bằng Sông cữu Long,  kết quả thử nghiệm trên đồng ruộng cho thấy, chế phẩm vi sinh đã giúp trả lại nguồn dinh dưỡng rất tốt cho đất, giúp ruộng lúa tốt, ít sâu bệnh, hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ. Từ đó, ruộng lúa cũng cho hạt gạo có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đem lại năng suất cao hơn cho người nông dân. Chế phẩm vi sinh xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng sử dụng thành công tại nhiều địa phương trên cả nước như Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang… Kết quả áp dụng tại mô hình cho 2 xã ở xã Vĩnh Phú, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), Thế Thạnh, Ân Thạnh, Hoài Ân, Bình Định ruộng sử dụng chế phẩm vi sinh ENZYME KING số lượng 2,5 kg/ha. Năng suất lúa tươi thu được là 8 tấn/ha. Trong khi mô hình đối chứng không sử dụng chế phẩm vi sinh, năng suất chỉ đạt 6 tấn/ha. Ngoài ra, số hạt chắc bông cũng tăng và tỷ lệ lép cũng giảm 7,3% so với ruộng không sử dụng chế phẩm. Do chi phí sử dụng ở mô hình giảm, năng suất lại tăng, nên lợi nhuận người dân thu về cao hơn gần 10 triệu đồng/ha.

Nhóm nghiên cứu kết luận, chế phẩm giúp năng suất lúa tăng, chi phí đầu tư giảm hơn trước khá nhiều, ít công chăm sóc vì cây lúa xanh lâu hơn ruộng đối chứng, đẻ nhánh khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Nếu lượng rơm rạ được xử lý bằng men vi sinh sẽ đem lại hiệu quả kép, cung cấp cho cây trồng một lượng lớn phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại tới môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe con người.

Sử dụng chế phẩm sinh học ENZYME KING  để biến rơm, rạ thành phân bón cho cây trồng và nguồn thức ăn cho nuôi trồng thủy sản

Rơm rạ sau khi thu hoạch có thể được xử lý tại chỗ bằng chế phẩm sinh học  ENZYME KING  để “tái sinh” làm phân bón cho cây trồng, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.

Phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, hạt lúa cỏ, hạt lúa ma, hạt lúa lẫn nền, hạt cỏ dại…) sau thu hoạch thường được phơi khô và đốt hoặc thải bỏ, gây ô nhiễm môi trường, làm tắc nghẽn dòng chảy. Tuy nhiên, nếu biết khai thác, đây có thể trở thành một nguồn tài nguyên sinh lợi.

Hiện đơn vị đang phát triển sản phẩm chế phẩm sinh học ENZYME KING  có khả năng xử lý các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ thành phân bón cho cây trồng (lúa, ngô), thức ăn cho tôm, cá…

Điểm đặc biệt của chế phẩm sinh học ENZYME KING này là có thể xử lý rơm rạ ngay tại đồng ruộng sau thu hoạch. Chế phẩm ENZYME KING  đã được thực hiện trên diện tích 100 ha canh tác lúa mùa, thuộc các xã Ân Thạnh, H Hoài Ân, T. Bình Định. Chế phẩm ENZYME KING  được phối trộn với dưỡng chất, phụ phẩm, phân bón rồi đem rải đều trên ruộng trước hoặc sau cày lồng giập rạ lần đầu.

Liều lượng xử lý   4  kg ENZYME KING  trên 1 ha gieo cấy. Kết quả sau xử lý 3 – 5 ngày, hầu hết các tàn dư thực vật (chủ yếu là rơm rạ) trên ruộng đã bị phân huỷ hoàn toàn, mạ sau cấy bén rễ hồi xanh nhanh, cây lúa sinh trưởng phát triển cân đối, năng suất sau thu hoạch tăng 5,4 tạ/ha, thu nhập tăng (so với đối chứng không xử lý chế phẩm sumitri) gần 5 triệu đồng/ha.

Trên 1 ha gieo cấy. Kết quả sau xử lý 3 – 5 ngày, hầu hết các tàn dư thực vật (chủ yếu là rơm rạ) trên ruộng đã bị phân huỷ hoàn toàn, mạ sau cấy bén rễ hồi xanh nhanh, cây lúa sinh trưởng phát triển cân đối, năng suất sau thu hoạch tăng 5,4 tạ/ha, thu nhập tăng (so với đối chứng không xử lý chế phẩm sumitri) gần 5 triệu đồng/ha.